• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua secondary sidebar

Công Giáo

  • Trang Chủ
  • Giáo Hội Việt
  • Vatican
  • Phép Lạ
  • Dòng Tu Ơn Gọi
  • Kinh Thánh
Home » Giáo Hội Việt » Quan điểm của Giáo hội về án tử hình như thế nào?

Quan điểm của Giáo hội về án tử hình như thế nào?

Quan điểm của Giáo hội về án tử hình như thế nào? Trả lời: Giáo huấn của Giáo hội Công giáo nói Không với án tử hình.

Một bài viết quá ư là hay của cha Hoài @trần văn hoài Các bạn CÔNG GIÁO cần phải đọc và share mạnh!!
———-
Về việc Ký tên “yêu cầu tử hình” nghi phạm.

Chào thăm anh chị em rất thấn mến.

Hôm nay, với tư cách là một Linh mục và cũng bởi có nhiều người hỏi mình nên mình có vài lời chính thức xin được nói cùng anh chị em là người Công Giáo về việc ký giấy yêu cầu tử hình như sau:

1/ Quan điểm của Giáo hội về án tử hình như thế nào? Trả lời: Giáo huấn của Giáo hội Công giáo nói Không với án tử hình.

2/Có nên ký giấy “yêu cầu từ hình nghi phạm” không? Câu trả lời là Không! Bởi, ai ký giấy “yêu cầu tử hình nghi phạm” là sai với Giáo huấn Giáo hội. Bản thân không ký nhưng đi kêu gọi người khác ký cũng như vậy.

3/ Có được quyền ký không? Tả lời: Trước mặt Chúa và Giáo hội chúng ta hoàn toàn Tự Do, kể cả tự do phạm tội.

4/Việc ký giấy không phải mong muốn hay yêu cầu tử hình mà chỉ là mong muốn kẻ phạm tội nhanh chóng bị xét xử? Trả lởi: Nội dung tờ giấy xin ký là “yêu cầu tử hình”.

5/ Không ký giấy có nghĩa là bao che cho tội phạm và không đồng cảm với gia đình bị hạn? Trả lời: Không có khoản nào, luật nào nói như vậy. Đồng cảm có nhiều cách. Không nên lấy mục đích “tốt” để biện minh cho việc làm sai trái của bản thân.

6/ Nếu không ký giấy thì nghi phạm mãi nhỡn nhơ ngoài vòng pháp luật? Nếu không hiểu Pháp luật Nhật Bản thì xin tìm hiểu thêm. Thượng tôn pháp luật luôn được đặt hàng đầu.

7/ Nếu chúng ta không gây sức ép thì người Nhật sẽ bảo vệ người của họ, họ sẽ không xử đúng người đúng tội? Trả lời: Vậy nếu chúng ta gây sức ép mà họ xử sai thì đó là tội của ai?

8/ Kẻ có tội thì phải chịu phạt mà? Đúng, kẻ có tội phải chịu phạt. Trước mặt Chúa, người luận tội là Chúa. Ở thế gian, người luận tội là Tòa án. Cho đến khi Tòa án tuyên bố bị cáo có tội thì người đó vẫn là con người vô tội. Đừng làm thay quyền tòa án và cũng đừng thay quyền Chúa.

9/ Làm gì khi đã ký mà không biết? Cầu nguyện cho tất cả.

10/ Là người Công giáo chúng ta nên làm gì? Trả lời, trước hết và trên hết cầu nguyện cho gia đình bị hại. Sau nữa cầu nguyện cho kẻ ác biết ăn năn hối cải. Cầu nguyện cho Pháp luật được thực thi công minh.

Vậy chúng ta nên làm gì lúc này? Trả lời: Cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện.
Cầu nguyện cho gia đình bị hại, cầu nguyện cho kẻ sát nhân, cầu nguyện cho cơ quan thực thi pháp luật, …cầu nguyện cho chúng ta; “xin Chúa sáng soi cho chúng ta biết việc phải làm, và khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng ta, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều đều nhờ bởi Ơn Chúa. Amen!”

P/s: Đây là điều mình viết cho anh chị em người Công Giáo. Ai không hiểu hoặc muốn chia sẻ góp ý thì xin nhắn tin nói chuyện trực tiếp cùng mình, và làm ơn tôn trọng suy nghĩ của người khác.

Assisi, 1/2/2018
FxTrần Văn Hoài, OFMConv.
CHÚNG TA KHÔNG CÓ QUYỀN PHÁN XÉT AI CẢ.
NGƯỢC DÒNG ĐI NÀO CÁC BẠN TRẺ CÔNG GIÁO

Danh mục Giáo Hội Việt

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Nổi bật

  • Bí mật nghề nghiệp và bí mật tòa giải tội khác nhau như thế nào?Bí mật nghề nghiệp và bí mật tòa giải tội khác nhau như thế nào?
  • CHỮ HIẾU HÔM NAY?CHỮ HIẾU HÔM NAY?
  • Làm thế nào để vào đạo Công Giáo?Làm thế nào để vào đạo Công Giáo?
  • Nghi thức đón Lòng Thương Xót Chúa vào nhà ngày đầu nămNghi thức đón Lòng Thương Xót Chúa vào nhà ngày đầu năm
  • Ý nghĩa của lời đọc “Chúa ở cùng anh chị em” trong Phụng vụ?Ý nghĩa của lời đọc “Chúa ở cùng anh chị em” trong Phụng vụ?
  • Thiên Chúa Mùa XuânThiên Chúa Mùa Xuân
  • MƯỜI ĐIỀU RĂN DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE!MƯỜI ĐIỀU RĂN DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE!
  • ĐÓN XUÂN – ĂN TẾT – GIỮ CHAYĐÓN XUÂN – ĂN TẾT – GIỮ CHAY
  • Chuyện tình cảm nơi người tu sĩChuyện tình cảm nơi người tu sĩ
  • Đức Thánh Cha: Các Mối Phúc, kiểu mẫu đích thực của đời Kitô hữuĐức Thánh Cha: Các Mối Phúc, kiểu mẫu đích thực của đời Kitô hữu
  • Chiếc xe truyền giáoChiếc xe truyền giáo
  • Thật buồn khi thấy trẻ em không biết làm Dấu Thánh GiáThật buồn khi thấy trẻ em không biết làm Dấu Thánh Giá
  • TẠI SAO CẦN CẦU NGUYỆN ?TẠI SAO CẦN CẦU NGUYỆN ?
  • CHỊU IN NĂM DẤU THÁNH,CHA PADRE PIOCHỊU IN NĂM DẤU THÁNH,CHA PADRE PIO
  • Lời cầu nguyện hiệu quả của Cha Thánh PiôLời cầu nguyện hiệu quả của Cha Thánh Piô

Sidebar thứ hai

Phổ biến

cha diêp cha long nhà bè cha truong buu diep con muốn đi tu con tạ ơn chúa con xin xam hoi cuoc doi cha truong buu diep các bước làm lễ cưới trong nhà thờ câu kinh thánh hay câu kinh thánh hay nhất hình ảnh chúa giêsu hỏa ngục hồng ân là gì hồng ân thiên chúa kinh cau thanh giuse kinh kinh mung kinh người áo trắng kinh sám hối công giáo kinh thiên chúa kinh tân ước lay thanh giuse loi chua cho moi nguoi làm lễ cưới nhà thờ làm lễ cưới trong nhà thờ lần chuỗi lòng thương xót lễ các thánh tử đạo việt nam mình thánh chúa những câu kinh thánh những câu kinh thánh hay những câu kinh thánh hay nhất on cha diep tan uoc thanh tam chua giesu thien dang va hoa nguc thánh giá chúa giêsu thánh kinh tân ước tạ ơn chúa tất cả là hồng ân áo dài trắng rửa tội ân là gì đám cưới nhà thờ đám cưới trong nhà thờ đám cưới ở nhà thờ đời sống cầu nguyện đức mẹ làm phép lạ

Copyright © 2021