• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua secondary sidebar

Công Giáo

  • Trang Chủ
  • Giáo Hội Việt
  • Vatican
  • Phép Lạ
  • Dòng Tu Ơn Gọi
  • Kinh Thánh
Home » Giáo Hội Việt » Ông cha từng… chẳng muốn làm cha

Ông cha từng… chẳng muốn làm cha

Hơn 40 năm qua, linh mục Giuse Nguyễn Đức Lục (Chá nh xứ Hòa Bình – GP Xuân Lộc) đã tìm thấy niềm hạnh phúc của đời mục tử và vẫn từng ngày cống hiến trọn vẹn.

“Chắc Chúa thấy tôi trốn hoài”

Bố mất sớm từ khi còn ở quê cũ ngoài miền Bắc, theo mẹ di cư vào Nam lúc 6 tuổi. Phải bắt đầu mọi thứ trên đất mới, gia đình lại neo người, cha thương mẹ vất vả, tảo tần nên trong tâm trí không hề có suy nghĩ sẽ trở thành linh mục. Năm 12 tuổi, khi bạn bè xung quanh tham dự kỳ thi vào chủng viện, mặc cho nhiều lời mời, cha vẫn không đổi ý. Song, khi danh sách nhập chủng viện được đưa ra và còn hai vị trí trống, linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Ngoạn – Chá nh xứ Phát Hải đã khuyên đăng ký gia nhập, và thật bất ngờ, lần này cha đồng ý. “Cho đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao lúc ấy mình lại quyết định nghe theo lời bảo của cha Ngoạn. Chắc Chúa thấy tôi trốn hoài nên tóm cổ nhanh gọn luôn… Mới mấy ngày đầu ở thử nghiệm, tôi đã động tay với anh bạn cùng khóa rồi. Cứ tưởng rằng sẽ phải dừng lại từ đó, nhưng ai ngờ vẫn đi tiếp đến hôm nay”, vị mục tử hài hước kể.

Ngày 28.4.1974, cha lãnh nhận chức thánh và được bài sai về phục vụ giáo xứ Gia Yên. Còn trẻ, không có kinh nghiệm mục vụ thực tế, ngài xin sự trợ giúp từ các vị tiền bối là linh mục Gioan Phạm Đình Nhu và linh mục Giuse Maria Trần Quang Chiểu. Vừa học hỏi, vừa làm việc phục vụ Dân Chúa, qua mỗi ngày, cha lại thêm thích thú, hăng say với công việc chủ chăn. Cùng với đoàn chiên khó nghèo của mình, người mục tử trẻ tiến hành trù bị cho công trình xây dựng giáo đường mới. Nhưng khi mọi việc còn đang dang dở, ngài được chuyển đến giáo xứ Sài Quất năm 1994. Năm 2006, cha về nhậm chức chánh xứ Hòa Bình cho đến nay. Làm việc nhà Chúa không phải khi nào cũng thuận lợi, có những lúc khó khăn nhưng cha vẫn từng bước vượt qua. Cha cho biết: “Tính tôi nóng lắm. Ngày xưa nếu hơi thấy khó chịu là chẳng để yên đâu, nhưng làm linh mục thì Chúa rèn cho, có bị mắng cũng rá ng nén tức giận, từ từ phân giải rồi âm thầm làm việc mình thôi”. Chặng đường dài 43 năm của đời mục tử, kinh qua nhiều khu vực, gặp gỡ nhiều cảnh đời đã hoàn toàn biến đổi tâm tính của cha ngày nào. Dù vẫn là con người ấy nhưng thâm sâu trong tâm hồn ngài là một trái tim nhiệt thành luôn thao thức được “Phục vụ trong yêu thương” – mục tiêu đời linh mục mà cha luôn hướng tới.

Hang đá “động”

Nói về cha Giuse Lục thì không thể không nhắc đến “đặc sản” của ngài – hang đá “động” vào mỗi mùa Giáng Sinh. Chẳng được học về mỹ thuật hay cơ khí nhưng vì yêu thích nghệ thuật và muốn đem yêu thích ấy phục vụ mọi người nên cha đã tự mình lên ý tưởng, thiết kế và bắt tay thực hiện cùng với các cộng sự để đem lại sức sống cho hang đá Bêlem. “Tôi làm như vậy chỉ với mong muốn mọi người sẽ dừng chân bên Chúa lâu hơn, có cảm nghiệm chân thực hơn về ngày Chúa xuống thế làm người”, ngài chia sẻ. Những mô hình sống động ấy được cha dựng nên từ lúc còn ở xứ Gia Yên, là công trình đầu tiên trong khu vực Gia Kiệm, Hố Nai vào thập niên 1990 nên có sức hút rất lớn đối với mọi người, cả trong lẫn ngoài Công giáo. “Lúc bé, mùa Noel nào tôi cũng đòi bố mẹ chở đến xứ Sài Quất để ngắm hang đá. Chú tuần lộc chạy, ông già tuyết vẫy tay, Đức Mẹ ngồi đưa võng ru Chúa… làm tôi không thể rời mắt”, chị Nguyễn Thị Tuyết Linh – một giáo dân vùng Hố Nai nhớ lại.

Bên mô hình hang đá tại GX Sài Quất

Ai từng gặp ngài chắc sẽ khó quên được hình ảnh một ông cha lãng tử với mái tóc lưa thưa dài cùng dáng người cao gầy. Qua bao năm tháng, màu tóc đã nhuộm đầy gió sương, nhưng bóng cha vẫn luôn sát bên đoàn chiên mà ngài được trao phó. Lúc ở xứ Sài Quất, mỗi khi nghe tin chỗ nào có giáo dân tụ tập đánh bạc hay ẩu đả là vị chủ chăn lại tất tả chạy tới. Không mắng chửi, không chê bai, ngài từ tốn khuyên nhủ hết lần này đến lần khác để những con chiên lạc quay về. Nhờ sự kiên nhẫn của cha mà dần dần, nhiều tệ nạn đã giảm đáng kể trên địa bàn giáo xứ.

Về sống cùng với giáo dân Hòa Bình, ngoài việc xây dựng nhà thờ, nhà giáo lý, làm đường, kéo điện chiếu sáng những con hẻm tối…, cha tìm mọi cách để làm sao cho đời sống đạo của bà con được thăng tiến và có chiều sâu. Xứ này nổi tiếng với nghề mộc. Quanh năm suốt tháng, tiếng máy cưa xèo xèo, bụi gỗ bay mịt mù, mùi sơn PU độc hại thoang thoảng khắp nơi gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng với chính quyền địa phương, ngài không ngừng nhắc nhở trong mỗi bài giảng lễ hay mỗi khi trò chuyện để mọi người ý thức về trách nhiệm đối với tha nhân. Đến nay, việc sơn gỗ đã được bà con chuyển đến khu vực xa, thưa bóng dân cư. Bầu không khí xung quanh họ đạo đã phần nào thoáng đãng hơn trước. Không chỉ vậy, vị mục tử còn luôn khuyến khích các Kitô hữu phải biết cho đi, biết trợ giúp cho những người, những nơi còn khó khăn. Hiện nay, trong cộng đoàn Hòa Bình có khoảng 6 nhóm từ thiện hoạt động mạnh mẽ trong tinh thần tương thân tương ái.

Vui vầy cùng đoàn con

Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, nguyên Giám mục giáo phận Xuân Lộc đã từng nhận xét cha Giuse Lục là một người có hình dáng nghệ sĩ, nhiều tài nghệ, luôn chú trọng đến việc xây dựng đền thờ tâm hồn. Thật vậy, dù làm linh mục không phải là ước nguyện ban đầu, dù mỗi việc làm chẳng hề lớn lao, nhưng từng ánh mắt, nụ cười, hành động của ngài lại là điểm tựa, là dấu chỉ cho đoàn chiên noi theo.

Riêng chúng tôi vẫn nhớ mãi một trong những trăn trở của cha: “Giữ đạo thì dễ nhưng sống đạo lại khó vô cùng, phải làm sao cho mỗi Kitô hữu sống như Chúa dạy”.

Danh mục Giáo Hội Việt

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Nổi bật

  • Bí mật nghề nghiệp và bí mật tòa giải tội khác nhau như thế nào?Bí mật nghề nghiệp và bí mật tòa giải tội khác nhau như thế nào?
  • CHỮ HIẾU HÔM NAY?CHỮ HIẾU HÔM NAY?
  • Làm thế nào để vào đạo Công Giáo?Làm thế nào để vào đạo Công Giáo?
  • Nghi thức đón Lòng Thương Xót Chúa vào nhà ngày đầu nămNghi thức đón Lòng Thương Xót Chúa vào nhà ngày đầu năm
  • Ý nghĩa của lời đọc “Chúa ở cùng anh chị em” trong Phụng vụ?Ý nghĩa của lời đọc “Chúa ở cùng anh chị em” trong Phụng vụ?
  • Thiên Chúa Mùa XuânThiên Chúa Mùa Xuân
  • MƯỜI ĐIỀU RĂN DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE!MƯỜI ĐIỀU RĂN DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE!
  • ĐÓN XUÂN – ĂN TẾT – GIỮ CHAYĐÓN XUÂN – ĂN TẾT – GIỮ CHAY
  • Chuyện tình cảm nơi người tu sĩChuyện tình cảm nơi người tu sĩ
  • Đức Thánh Cha: Các Mối Phúc, kiểu mẫu đích thực của đời Kitô hữuĐức Thánh Cha: Các Mối Phúc, kiểu mẫu đích thực của đời Kitô hữu
  • Chiếc xe truyền giáoChiếc xe truyền giáo
  • Thật buồn khi thấy trẻ em không biết làm Dấu Thánh GiáThật buồn khi thấy trẻ em không biết làm Dấu Thánh Giá
  • TẠI SAO CẦN CẦU NGUYỆN ?TẠI SAO CẦN CẦU NGUYỆN ?
  • CHỊU IN NĂM DẤU THÁNH,CHA PADRE PIOCHỊU IN NĂM DẤU THÁNH,CHA PADRE PIO
  • Lời cầu nguyện hiệu quả của Cha Thánh PiôLời cầu nguyện hiệu quả của Cha Thánh Piô

Sidebar thứ hai

Phổ biến

cha diêp cha long nhà bè cha truong buu diep con muốn đi tu con tạ ơn chúa con xin xam hoi cuoc doi cha truong buu diep các bước làm lễ cưới trong nhà thờ câu kinh thánh hay câu kinh thánh hay nhất hình ảnh chúa giêsu hỏa ngục hồng ân là gì hồng ân thiên chúa kinh cau thanh giuse kinh kinh mung kinh người áo trắng kinh sám hối công giáo kinh thiên chúa kinh tân ước lay thanh giuse loi chua cho moi nguoi làm lễ cưới nhà thờ làm lễ cưới trong nhà thờ lần chuỗi lòng thương xót lễ các thánh tử đạo việt nam mình thánh chúa những câu kinh thánh những câu kinh thánh hay những câu kinh thánh hay nhất on cha diep tan uoc thanh tam chua giesu thien dang va hoa nguc thánh giá chúa giêsu thánh kinh tân ước tạ ơn chúa tất cả là hồng ân áo dài trắng rửa tội ân là gì đám cưới nhà thờ đám cưới trong nhà thờ đám cưới ở nhà thờ đời sống cầu nguyện đức mẹ làm phép lạ

Copyright © 2021