• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua secondary sidebar

Công Giáo

  • Trang Chủ
  • Giáo Hội Việt
  • Vatican
  • Phép Lạ
  • Dòng Tu Ơn Gọi
  • Kinh Thánh
Home » Giáo Hội Việt » Bản điều tra “Tại sao người trẻ rời bỏ Giáo hội?”

Bản điều tra “Tại sao người trẻ rời bỏ Giáo hội?”

Washington – Trong tuần này, Nhà xuất bản Đức Maria và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng hoạt động tông đồ của đại học Georgetown (CARA) đã công bố một cuộc điều tra về vấn đề tại sao một số người trẻ rời bỏ Giáo hội.

Theo kết quả điều tra được thực hiện với 214 người trẻ “cựu” Công giáo, độ tuổi trung bình của người trẻ rời bỏ Giáo hội là 13. 74% số người được phỏng vấn cho biết họ rời bỏ Giáo hội trong độ tuổi từ 10 đến 20.

John Vitek, chủ tịch và giám đôc điều hành của Nhà xuất bản Đức Maria nói với hãng tin Công giáo CNA rằng những người trẻ cho biết họ đã bắt đầu đặt câu hỏi và những nghi ngờ về Công giáo ngay từ khi học lớp 5, có những người còn sớm hơn nữa. Nhiều người trẻ cũng cho biết họ không bao giờ nói về những nghi ngờ hayđặt câu hỏi với cha mẹ của họ hay những vị lãnh đạo Giáo hội.

Những người trẻ “không tôn giáo”

Nhiều người trẻ “cựu” Công giáo được phỏng vấn hiện nay xếp họ vào loại “không theo tôn giáo nào” hay không có liên kết tôn giáo. 35% nói rằng họ không còn có liên lạc tôn giáo và chỉ 14% xếp họ vào loại “vô thần” hay “bất khả tri”. Kết quả này phù hợp với kết quả điều tra của trung tâm Pew, theo đó loại “không theo tôn giáo nào” đang gia tăng tại Hoa kỳ. Thêm vào đó, 21% người trẻ “cựu” Công giáo trả lời rằng họ hiện đang được “sinh lại” hay là tín hữu Tin lành. Dù là số người trẻ “cựu” Công giáo xưng mình là “không tôn giáo” chiếm phần lớn nhưng theo ông Vitek, “phần lớn người trẻ đã ly khai với Giáo hội Công giáo vẫn tin vào Thiên Chúa và phần đông vẫn ao ước một loại cộng đồng tôn giáo nào đó mà họ có thể gắn kết.”

Lý do rời bỏ Giáo hội

Theo lời kể của các người trẻ “cựu” Công giáo, các nhà điều tra của CARA xác định 3 mẫu ly khai Giáo hội: người bị tổn thương, người bị cuốn trôi  và người bất đồng chính kiến.

Những người trẻ bị tổn thương là những người đã sống kinh nghiệm về khó khăn và thảm kịch mà trong đó Thiên Chúa dường như vắng mặt. Ví dụ dù cho họ cầu nguyện, cha mẹ của họ vẫn ly dị hay người thân của họ vẫn qua đời vì bệnh tật.

Người bị cuốn xa khỏi Giáo hội là người có những gặp khó khăn nối kết căn tính Công giáo với kinh nghiệm sống cụ thể trong thế giới thực. Họ gặp thách đố để lý giải tại sao làm người Công giáo là điều quan trọng. Các nhà điều tra cũng lưu ý về ảnh hưởng của cha mẹ trong việc con cái xa lìa Giáo hội khi cha mẹ không giải thích cho con cái thỏa đáng về các vấn đề của đức tin.

Mẫu thứ 3 là những người trẻ không đồng ý với giáo huấn của Giáo hội về vấn đề điều hòa sinh sản, hôn nhân đồng tính và tính dục và những điều này như là động lực đẩy họ đến việc rời Giáo hội.

Một điều đáng chú ý là theo kết quả điều tra, chỉ có 2% rời Giáo hội với lý do liên quan đến các linh mục lạm dụng tính dục trẻ em. Theo ông Vitek, 3 loại hình này có liên quan với nhau. Đầu tiên, một người trẻ có thể có kinh nghiệm thất vọng làm cho họ bị tổn thương, rồi sự đổ vỡ này khiến họ đặt vấn đề và nghi ngờ về đức tin và nếu những nghi ngờ không được giải đáp sẽ kéo họ xa lìa Giáo hội.

Ông Vitek nhận định rằng điều Giáo hội có thể làm để ngăn người trẻ chối từ đức tin của họ là cần tạo một nơi mà người trẻ có thể tranh đấu với các vấn đề đức tin, kể cả những nghi ngờ. Ông nói: Chúng tôi nhận ra rằng người trẻ muốn nói về đức tin của họ nhưng họ không chắc chắn nếu họ có thể nói mà không bị xét đoán.” (CNA 17/01/2018)

Hồng Thủy

Danh mục Giáo Hội Việt

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Nổi bật

  • Bí mật nghề nghiệp và bí mật tòa giải tội khác nhau như thế nào?Bí mật nghề nghiệp và bí mật tòa giải tội khác nhau như thế nào?
  • CHỮ HIẾU HÔM NAY?CHỮ HIẾU HÔM NAY?
  • Làm thế nào để vào đạo Công Giáo?Làm thế nào để vào đạo Công Giáo?
  • Nghi thức đón Lòng Thương Xót Chúa vào nhà ngày đầu nămNghi thức đón Lòng Thương Xót Chúa vào nhà ngày đầu năm
  • Ý nghĩa của lời đọc “Chúa ở cùng anh chị em” trong Phụng vụ?Ý nghĩa của lời đọc “Chúa ở cùng anh chị em” trong Phụng vụ?
  • Thiên Chúa Mùa XuânThiên Chúa Mùa Xuân
  • MƯỜI ĐIỀU RĂN DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE!MƯỜI ĐIỀU RĂN DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE!
  • ĐÓN XUÂN – ĂN TẾT – GIỮ CHAYĐÓN XUÂN – ĂN TẾT – GIỮ CHAY
  • Chuyện tình cảm nơi người tu sĩChuyện tình cảm nơi người tu sĩ
  • Đức Thánh Cha: Các Mối Phúc, kiểu mẫu đích thực của đời Kitô hữuĐức Thánh Cha: Các Mối Phúc, kiểu mẫu đích thực của đời Kitô hữu
  • Chiếc xe truyền giáoChiếc xe truyền giáo
  • Thật buồn khi thấy trẻ em không biết làm Dấu Thánh GiáThật buồn khi thấy trẻ em không biết làm Dấu Thánh Giá
  • TẠI SAO CẦN CẦU NGUYỆN ?TẠI SAO CẦN CẦU NGUYỆN ?
  • CHỊU IN NĂM DẤU THÁNH,CHA PADRE PIOCHỊU IN NĂM DẤU THÁNH,CHA PADRE PIO
  • Lời cầu nguyện hiệu quả của Cha Thánh PiôLời cầu nguyện hiệu quả của Cha Thánh Piô

Sidebar thứ hai

Phổ biến

cha diêp cha long nhà bè cha truong buu diep con muốn đi tu con tạ ơn chúa con xin xam hoi cuoc doi cha truong buu diep các bước làm lễ cưới trong nhà thờ câu kinh thánh hay câu kinh thánh hay nhất hình ảnh chúa giêsu hỏa ngục hồng ân là gì hồng ân thiên chúa kinh cau thanh giuse kinh kinh mung kinh người áo trắng kinh sám hối công giáo kinh thiên chúa kinh tân ước lay thanh giuse loi chua cho moi nguoi làm lễ cưới nhà thờ làm lễ cưới trong nhà thờ lần chuỗi lòng thương xót lễ các thánh tử đạo việt nam mình thánh chúa những câu kinh thánh những câu kinh thánh hay những câu kinh thánh hay nhất on cha diep tan uoc thanh tam chua giesu thien dang va hoa nguc thánh giá chúa giêsu thánh kinh tân ước tạ ơn chúa tất cả là hồng ân áo dài trắng rửa tội ân là gì đám cưới nhà thờ đám cưới trong nhà thờ đám cưới ở nhà thờ đời sống cầu nguyện đức mẹ làm phép lạ

Copyright © 2021